Phương pháp học thực sự rất quan trọng!
Không có phương pháp thì người tài cũng lỗi!
Có phương pháp thì người tầm thường cũng có thể làm được những việc phi thường!
Hội thoại thực dụng trong công việc, cuộc sống hàng ngày có ở đâu?
Nếu các bạn cần tài liệu, các hội thoại thiết thực trong đời sống hàng ngày, trong công việc…để học thì bạn chỉ cần chuyển sang mục「テスキト・教材・Tài liệu học tập」ở trang web này bạn sẽ có rất nhiều tài liệu để sử dụng.
テスキト・教材・Tài liệu học tập - tentativestv
ページ!
Nếu có điều gì đó chưa hiểu rõ, bạn cứ liên lạc với Tuân Tva để được giải thích chi tiết.
1. Tinh thần tự học
Học sinh cần có tinh thần tự học mọi lúc, mọi nơi và tin rằng bản thân mình có thể học được từ tất cả mọi người.
Học sinh không thể hi vọng là giáo viên sẽ dạy cho các bạn tất cả những thứ bạn cần bởi vì không một ai có đủ thời gian để làm việc đó.
Học sinh cũng không thể hi vọng giáo viên sẽ dạy một các tất cả những thứ các bạn cần bởi vì nếu giáo viên làm như thế thì vô tình giáo viên sẽ biến các bạn thành những người học thụ động.
2. Học sinh cần học với niềm hứng thú lớn
lao.
2.1. Học sinh cần thường xuyên thể hiện sự hứng thú của mình.
Một giáo viên cho dù có am hiểu về lĩnh vực mình giảng dạy đến bao nhiêu, nhưng nếu học sinh không thể hiện sự hứng thú của mình thì chắc chắn việc học sẽ không thể đạt hiệu quả cao được.
Học sinh cần tập trung vào cái hay, cái đẹp của tiếng Nhật, ngôn ngữ mà mình đang học.
Học sinh phải thấy cái thú vị của điều mình đang học.
2.2. Học sinh cần khiến giáo viên cảm thấy tự tin:
Học sinh cần phải không ngừng cổ vũ, động viên, khích lệ giáo viên. Bởi vì: cổ vũ, động viên, khích lệ...sẽ khiến cho giáo viên tự tin. Khi giáo viên tự tin thì giáo viên sẽ rất sáng tạo, và khi giáo viên đã sáng tạo rồi thì giáo viên sẽ có cách dạy rất thú vị và hiệu quả.
2.3. Học sinh cần làm cho giáo viên thích dạy:
Không ai trở nên giỏi mà không thích vấn đề đó cả.
Vậy nên, muốn giáo viên dạy giỏi thì cần làm cho giáo viên thích dạy.
3. Chất lượng chứ không phải tốc độ:
Học: Quan trọng nhất là chất lượng chứ không phải tốc độ.
Có nhiều trường hợp mặc dù học sinh không hiểu nhưng lại trả lời là tôi đã hiểu rồi.
Có nhiều trường hợp, mặc dù học sinh đã hiểu được đại ý nội dung nhưng vẫn còn có những từ, ngữ pháp có trong nội dung đó mà học sinh chưa hiểu được.
Trong trường hợp này, các bạn học sinh cần hỏi giáo viên thật kỹ lưỡng để đảm bảo bản thân hiểu được toàn bộ từ và ngữ pháp cũng như cách sử dụng câu từ, ngữ pháp trong tài liệu, hội
thoại đó.
4. Lấy hội thoại làm công cụ để hoàn thiện các kỹ năng khác:
4.1. Hội thoại phải được ưu tiên hàng đầu.
Bởi vì khi một ai đó có thể nói được một từ, một câu...nào đó bằng một ngôn ngữ khác (ở đây là tiếng Nhật) thì sự hứng thú của họ với ngôn ngữ đó lên rất cao.
Hội thoại chính là chìa khóa để mở cửa trái tim của người khác.
4.2. Học đi đôi với hành, mà hội thoại chính là một hình thức thực hành mà chúng ta có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.
Hội thoại chính là phương thức giao tiếp nhanh nhất, dễ thực hiện nhất và có thể thực hiện ở bất kỳ đâu.
Hội thoại chính là cách để giúp chúng ta có thể học ở bất kỳ đâu, học từ bất kỳ ai và chính là phương tiện để chúng ta có thể biến tất cả mọi người thành giáo viên của mình.
Khi chúng ta học tiếng Nhật thì hãy nghĩ rằng bất cứ người Nhật nào cũng có thể là thầy của chúng ta. Và hãy tìm mọi cách biến họ thành thầy của chúng ta.
5.Thứ tự ưu tiên của việc học như sau:
Nói chuyện. Nghe. Đọc. Viết.
Quan điểm của Tuân Tva là: Nghe nhiều thì nghe quen, nghe quen thì nghe hiểu, nghe hiểu thì nói được, và tất nhiên sẽ đọc được, viết được.
Tất nhiên, mọi kỹ năng đều đặc biệt quan trọng.
Nhưng cần phải ưu tiên học để hội thoại được, nói chuyện được.
Học sinh cũng cần luyện nghe tiếng Nhật thật nhiều
6. Sử dụng tiếng Nhật để học tiếng Nhật:
Hết sức hạn chế, hết sức hạn chế sử dụng ngôn ngữ trung gian để học tiếng Nhật.
Giáo viên dùng tiếng Nhật để dạy tiếng Nhật.
Học sinh dùng tiếng Nhật để học tiếng Nhật.
7.Sử dụng nội dung hội thoại để học:
7.1. Bình thường, mọi người thường học theo thứ tự sau:
Từ vựng. Ngữ pháp. Đọc – Làm bài tập. Nghe. Hội thoại.
Lời khuyên của Tuân Tva là: Hãy lấy hội thoại làm trọng tâm.
Hãy sử dụng 1 đoạn Hội thoại để học.
7.2. Trong đoạn hội thoại đó, nếu có từ nào học sinh chưa hiểu thì hỏi giáo viên.
Trong đoạn hội thoại đó, nếu có cấu trúc ngữ pháp nào học sinh chưa hiểu thì hỏi giáo viên.
...
Cứ như thế, học sinh sẽ hiểu được toàn bộ hội thoại và sử dụng được luôn.
7.3. Khi có từ mới thì học sinh cần chủ động sử dụng từ mới đó để đặt câu.
Khi có cấu trúc ngữ pháp mới thì học sinh cần chủ động sử dụng cấu trúc ngữ pháp mới đó để đặt câu.
7.4. Đặt các câu hỏi liên quan đến hội thoại.
8.Sử dụng tài liệu tiếng Nhật không có tiếng Việt để học.
8.1. Vì sao?
Vì khi đó, học sinh sẽ chỉ chăm chú vào tiếng Việt mà quên đi tiếng Nhật.
Vì có tiếng Việt thì hiểu ngay lúc đó, nhưng rồi sẽ nhanh quên. Vì nhanh nhớ thì nhanh quên.
8.2. Hãy để đầu óc của chúng ta phải làm việc. Chúng ta phải suy nghĩ, chúng ta phải hình dung, chúng ta phải tượng tượng...
9.Từ một câu, hãy biến thành một hội thoại.
Ví dụ:
Khi ai đó nói:
Hôm qua tôi đi chơi
Thì trong đầu của chúng ta sẽ xuất hiện những câu hỏi gì?
Đi chơi ở đâu?
Đi chơi với ai?
Đi từ mấy giờ đến mấy giờ?
Đã làm những gì?
...
Có càng nhiều câu hỏi thì việc học càng nhanh tiến bộ.
Học sinh cần suy nghĩ về các câu hỏi đó.
10. Ai có thể là giáo viên của các bạn?
10.1. Bất cứ người Nhật nào cũng có thể là giáo viên tiếng Nhật của chúng ta.
Và các bạn hãy biến tất cả những người Nhật mà chúng ta quen, chúng ta gặp, chúng ta tình cờ gặp... thành giáo viên tiếng Nhật của chúng ta.
10.2. Và chúng ta đừng đòi hỏi họ phải giải đáp được mọi thắc mắc của chúng ta.
Bạn hãy nhớ: Không có giáo viên kém.
Bởi vì: Chúng ta có thể biến giáo viên kém thành giáo viên giỏi.
Mọi người Nhật đều có cái hay để chúng ta khai thác vào việc học tiếng Nhật.
10.3 Và đừng ra toán đố cho giáo viên.
Hãy làm cho người đối diện với chúng ta vui và khiến họ tự tin.
Hãy khiến cho họ thấy vui khi trò chuyện với chúng ta.
Hãy khiến cho họ thấy vui khi được giúp đỡ chúng ta.
11. Hãy để ở trong đầu của chúng ta, hãy
để trong túi của chúng ta những Câu hỏi mở đường.
Nhiều người không giỏi trong việc gợi chuyện.
Chúng ta không thể như thế được. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn những Câu hỏi mở đường.
Tiếng Nhật còn hạn chế, làm thế nào để giao tiếp hiệu quả với giáo viên?
1. Anh/chị có hiểu không?
わかりますか?
2. Khi không hiểu điều gì đó, hãy nói với giáo viên:
Tôi không hiểu
わかりません
3. Khi muốn giáo viên nói lại một lần nữa, hãy nói:
Hãy nói lại giúp tôi
もういちど いって ください
4. Anh/chị đã hiểu chưa?
わかりましたか?
5. Khi giáo viên đã giải thích lại mà mình vẫn chưa hiểu thì hãy nói với giáo viên là:
Tôi vẫn chưa hiểu
まだ わかって いません
6. Khi giáo viên giải thích lại và bạn hiểu được thì hãy nói:
Tôi đã hiểu rồi
わかりました
7. Cảm ơn rất nhiều.
ありがとうございます
8. Khi muốn hỏi giáo viên nghĩa của một từ hay nghĩa của một câu nào đó thì hãy hỏi:
...nghĩa là gì?
...は どういう いみですか
9.Khi giáo viên nói bé quá thì hãy đề nghị giáo viên nói to hơn một chút
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Hãy nói to hơn một chút.
もうすこし おおきいこえで はなして ください。
10. Khi giáo viên nói to quá thì hãy đề nghị giáo viên nói nhỏ hơn một chút bằng cách nói với giáo viên như sau:
Hãy nói nhỏ hơn một chút
もうすこし ちいさいこえで はなして ください。
11. Khi giáo viên nói nhanh quá thì hãy đề nghị giáo viên nói chậm hơn một chút
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Hãy nói chậm hơn một chút.
もうすこし ゆっくり はなして ください。
12. Khi giáo viên nói chậm quá thì hãy đề nghị giáo viên nói nhanh hơn một chút
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Hãy nói nhanh hơn một chút
もうすこし はやく はなして ください。
13. Khi giáo viên nói khó hiểu quá thì hãy đề nghị giáo viên nói dễ hiểu hơn một chút
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Hãy nói dễ hiểu hơn một chút.
もうすこし わかりやすく はなして ください。
14. Khi nhìn thấy một chữ Kanji nào đó mà không biết đọc chữ Kanji đó như thế nào thì hãy hỏi giáo viên
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Chữ Kanji này đọc như thế nào?
このかんじは どのように よみますか?
15.Chữ này đọc là「Shinkansen」
このじは しんかんせん と よみます。
16.Khi không biết nghĩa của một chữ Kanji nào đó thì hãy hỏi giáo viên
bằng cách nói với giáo viên như sau:
「Shinkansen」 nghĩa là gì?
「Shinkansen」は…という いみ です。
17. Khi không biết viết chữ Kanji đó như thế nào thì hãy hỏi giáo viên
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Chữ Kanji này viết như thế nào?
このかんじは どのように かきますか?
18. Khi giáo viên viết chữ Kanji nào đó bé quá thì hãy đề nghị giáo viên viết to hơn một chút bằng cách nói với giáo viên như sau
Hãy viết to hơn một chút
もうすこし おおきく かいて ください。
19. Khi giáo viên viết chữ Kanji nào đó khó nhìn quá thì hãy đề nghị giáo viên viết dễ nhìn hơn một chút
bằng cách nói với giáo viên như sau:
Hãy viết dễ nhìn hơn một chút
もうすこし きれいに かいて ください
20. Chữ Kanji này nghĩa là gì?
このかんじは どういういみ ですか?
21. Khi muốn biết nghĩa của một câu nào đó thì hãy hỏi giáo viên bằng cách nói với giáo viên như sau:
Câu này nghĩa là gì?
このぶんは どういう いみ ですか?
22. Khi muốn biết một vật nào đó là cái gì thì hãy hỏi giáo viên bằng cách nói với giáo viên như sau:
Cái này là cái gì?
これは なんですか?
23. Tôi tên là...
わたしのなまえは。。。です。
24. Anh tên là gì?
おなまえは なんですか?
25. Thịt này là thịt gì?
このにくは なんのにく ですか?
26. Cá này là cá gì?
このさかなは なんのさかな ですか?
27. Trứng này là trứng gì?
このたまごは なんのたまご ですか?
28. Rau này là rau gì?
このやさいは なんのやさい ですか?
29. Củ này là củ gì?
このきゅうこんは なんのきゅうこん ですか?
30. Quả này là quả gì?
このくだものは なんのくだもの ですか?
31. Món này là món gì?
このりょうりは なんのりょうり ですか?
32. Đồ uống này là đồ uống gì?
こののみものは なんののみもの ですか?
33. Đây là ai?
このひとは だれ ですか?
34. Đây là đâu?
ここは どこ ですか?
Giải thích về cách triển khai bài giảng
Giáo viên đọc nội dung:
「先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。」
''Tuần trước, tôi đã đi chơi Matsushima cùng bạn tôi''
Giáo viên hỏi học sinh câu hỏi 1:
分かりますか?
Anh/chị có hiểu nội dung trên không?
Học sinh trả lời câu hỏi 1: (Trường hợp không hiểu)
いいえ。分かりません。
Không. Tôi không hiểu.
Giáo viên hỏi học sinh câu hỏi 2:
分からないところはどこですか?
Anh/chị không hiểu chỗ nào?
Học sinh trả lời câu hỏi 2:
「先週」ってどういうですか?
Tôi không hiểu 「先週」nghĩa là gì?
Giáo viên giải thích:
「先週」とは〇〇〇という意味です。
「先週」nghĩa là....
Và cứ lặp đi lặp lại, giáo viên sẽ giải thích và học sinh sẽ hiểu toàn bộ các từ có trong câu nói mà giáo viên nói lúc đầu tiên.
Sau đó, giáo viên đọc lại câu ban đầu một lần nữa:
「先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。」
''Chủ Nhật vừa rồi, tôi đã đi chơi ở Matsushima cùng bạn tôi.''
Sau khi đọc xong, giáo viên lại hỏi học sinh:
文書の内容は分かりましたか?
Anh/chị đã hiểu nội dung chưa?
Sinh viên trả lời câu hỏi 3: (Trường hợp sinh viên đã hiểu toàn bộ nội dung)
分かりました。
Tôi hiểu rồi.
Ngay cả khi học sinh trả lời là đã hiểu thì giáo viên cũng cần xác nhận lại xem thực sự là học sinh có hiểu hay không?
Giáo viên hỏi học sinh câu hỏi 4:
「先週」ってどういう意味ですか?
「先週」nghĩa là gì?
Nếu như, học sinh có thể trả lời thì giáo viên sẽ chuyển sang câu hỏi tiếp theo:
「日曜日」って どういう意味ですか?
「日曜日」nghĩa là gì?
Theo cách này, giáo viên sẽ xác nhận xem học sinh đã hiểu rõ từng từ trong câu hay chưa?
Sau đó, giáo viên sẽ kiểm tra học sinh về ý nghĩa của cả câu.
「先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。」
ってどういう意味ですか?
''...'' nghĩa là gì?
Khi học sinh có thể trả lời được toàn bộ thì giáo viên chuyển sang câu tiếp theo.
Cuộc trò chuyện của giáo viên và học sinh sẽ tạo nên một hội thoại như sau:
1.
先生: 先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。
文書の内容は分かりますか?
Teacher: Tuần trước, tôi đã đi Matsushima chơi cùng với bạn tôi.
Anh/chị có hiểu không?
生徒: いいえ。わかりません。
Student: Không. Tôi không hiểu.
先生: 分からないところはどこですか?
Teacher: Anh chị không hiểu chỗ nào?
生徒: 「先週」って。。。という意味ですか。
Student: Tôi không hiểu「先週」nghĩa là gì?
先生: 「先週」って。。。という意味です。
Teacher: 「先週」nghĩa là...
生徒: 分かりました。「先週」って。。。という意味ですね。
Student: Tôi hiểu rồi. 「先週」nghĩa là...
先生: はい。そうです。他の分からないところがありますか?
Teacher: Đúng rồi. Còn chỗ nào mà anh chị không hiểu nữa nhỉ?
生徒: あります。「日曜日」ってどういう意味ですか?
Student: 「日曜日」nghĩa là gì?
。。。
(同じように先生はすべての分からない言葉や分からない文法などの説明をします)
(Bằng cách này, giáo viên sẽ giải thích toàn bộ những từ và ngữ pháp mà học sinh chưa hiểu ở trong câu vừa rồi)
2.
先生: 先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。
文書の内容は分かりますか?
Teacher: Chủ Nhật vừa rồi, tôi đi Matsushima chơi với bạn tôi.
Anh/chị có hiểu không?
生徒: はい。分かりました。
Student: Có. Tôi hiểu.
先生: 先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。
ってどういう意味ですか?
Teacher: ... nghĩa là gì?
生徒: 先週の日曜日、私は友達と松島に遊びに行きました。
って。。。という意味ですか?
Student: ... nghĩa là... phải không ạ?
先生: すごいです。正解。(ほめるのが大事です)
Teacher: Rất tốt. Chính xác. (Việc khen ngợi rất quan trọng)
先生: では、「先週」って。。。という意味ですか。
Teacher: Vậy thì, . 「先週」nghĩa là gì?
生徒: 「先週」って。。。という意味です。
Student: 「先週」nghĩa là...
先生: 当たり。(ほめるのが大事です)
Teacher: Đúng rồi. (Việc khen ngợi rất quan trọng)
先生: では、「日曜日」ってどういう意味ですか?
Teacher: Thế thì 「日曜日」nghĩa là gì?
生徒: 「日曜日」って。。。という意味です
Student: 「日曜日」nghĩa là gì?
先生: 正解。
Teacher: Chính xác.
。。。
Triển khai hội thoại bằng
5W
例えば、生徒が「昨日、遊びに行きました」と言っただけで、5Wで使って展開すると下記の会話ができます。
Ví dụ, học sinh nói chỉ nói câu Hôm qua, tôi đã đi chơi, thì chỉ với 5W, chúng ta có thể triển khai thành một hội thoại như dưới đây:
先生: 昨日、どこに遊びに行きましたか?
Teacher: Hôm qua, anh/chị đã đi đâu?
生徒: 昨日、松島に遊びに行きました。
Student: Hôm qua, tôi đã đi chơi ở Matsushima.
先生: 昨日、だれと松島に遊びに行きましたか?
Teacher: Hôm qua, anh/chị đã đi chơi ở Matsushima với ai?
生徒: 昨日、友達と松島に遊びに行きました。
Student: Hôm qua, tôi đã đi chơi ở Matsushima với bạn tôi.
先生: 昨日、なにで、友達と松島に遊びに行きましたか?
Teacher: Hôm qua, anh/chị đã đi chơi ở Matsushima với bạn anh/chị bằng phương tiện gì?
生徒:
昨日、車で友達と松島に遊びにいきました。
Student: Hôm qua, tôi đã đi chơi ở Matsushima với bạn tôi bằng ô tô.
先生: 松島はどうでしたか?
Teacher: Anh/chị thấy Matsushima thế nào?
生徒: 松島はとてもきれいでした。
Student: Matsushima rất đẹp.
Triển khai bằng các câu hỏi liên quan đến nội dung hội thoại
会話文:
Hội thoại:
本田: もしもし、本田ですが、清水さんですか?
Honda: Alo, tôi là Honda. Chị Shimizu phải không?
清水: はい、清水です。本田さん、こんばんは。
Shimizu: Vâng. Tôi là Shimizu đây. Chào anh Honda.
本田:
今朝、どこかに行きましたか?
Honda: Sáng nay, chị đã đi đâu vậy?
清水:
今朝、私はスーパーに行きました。
Shimizu: Sáng nay, tôi đã đi siêu thị.
本田:
スーパーに何をしに行きましたか?
Honda: Chị đi siêu thị để làm gì vậy?
清水:
子供たちに文房具を買いに行きました。
Shimizu: Tôi đi siêu thị để mua đồ dùng học tập cho con tôi.
本田:
一人で行きましたか?
Honda: Chị đã đi một mình ư?
清水:
はい、一人でいきました。
Shimizu: Vâng, tôi đã đi một mình.
本田:
車で行きましたか?それとも自転車で行きましたか?
Honda: Chị đi bằng ô tô hay đi bằng xe đạp?
清水:
車で行きました。
Shimizu: Tôi đã đi bằng ô tô.
本田:
何時ぐらい家に帰ってきましたか?
Honda: Mấy giờ chị về đến nhà?
清水:
12:10分に家に帰ってきました。
Shimizu: Tôi đã về nhà lúc 12 giờ 10 phút.
本田:
家に帰ってきたあと、何をしましたか?
Honda: Sau khi vê nhà chị đã làm gì??
清水:
家に帰ったあと、ベトナム語を勉強しました。
Shimizu: Sau khi về nhà, tôi đã học tiếng Việt.
Vậy thì, giáo viên sẽ sử dụng đoạn hội thoại trên và cho học sinh học như thế nào?
Như những điều đã trình bày trong phần Cách triển khai bài giảng, đầu tiên, giáo viên sẽ hỏi và sau đó giải thích để đảm bảo học sinh hiểu toàn bộ các từ, ngữ pháp có trong hội thoại trên, sau đó giáo viên sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến đoạn hội thoại trên:
Ví dụ:
1.誰と誰との会話ですか?
Ai đã trò chuyện với ai?
2.本田さんは清水さんと話していますか?
Anh Honda đang trò chuyện với chị Shimizu phải không?
3・本田さんは久美子さんと話していますか?
Anh Honda đang nói chuyện với chị Kumiko phải không?
4.本田さんは清水さんに直接お会いして話していますか?
Anh Honda đã trực tiếp gặp và nói chuyện với chị Shimizu phải không?
5.本田さんは電話で清水さんと話していますか?
Anh Honda đang nói chuyện với chị Shimizu qua điện thoại phải không?
6.清水さんは本田さんに電話をして話していますか?
Chị Shimizu gọi điện và đang nói chuyện với anh Honda phải không?
7.今朝、本田さんは清水さんに電話をして話していますか?
Anh Honda đã gọi điện và nói chuyện với chị Shimizu vào sáng nay phải không?
8.今朝、清水さんは何をしましたか?
Chị Shimizu đã làm gì vào sáng nay?
9.今朝、清水さんは文房具を買いに行きましたか?
Sáng nay, chị Shimizu đã đi mua đồ dùng học tập phải không?
10.今朝、清水さんは子供を病院に連れて行きましたか?
Sáng nay, chị Shimizu đã đưa con đi viện phải không?
11.今朝、清水さんは何のためにスーパーに行きましたか?
Tại sao sáng nay chị Shimizu lại đi siêu thị?
12.今朝、清水さんは子供たちとスーパーに文房具を買いに行きましたか?
Sáng nay, chị Shimizu đã đi siêu thị để mua đồ dùng học tập cùng các con của mình phải không?
13.今朝、清水さんは一人でスーパーに行きましたか?
Sáng nay, chị Shimizu đã đi siêu thị một mình phải không?
14.今朝、清水さんは車でスーパーに行きましたか?
Sáng nay, chị Shimizu đã đi siêu thị bằng ô tô phải không?
15.今朝、清水さんは自転車でスーパーに行きましたか?
Sáng nay, chị Shimizu đã đi siêu thị bằng xe đạp phải không?
16.清水さんは何時に家に帰ってきましたか?
Mấy giờ thì chị Shimizu về đến nhà?
17.清水さんは11時に家に帰ってきましたか?
Chị Shimizu về nhà lúc 11 giờ phải không?
18.清水さんは12:10分に家に帰ってきましたか?
Chị Shimizu về nhà lúc 12:10 phải không?
19.家に帰ってきたあと、清水さんは何をしましたか?
Sau khi về nhà, chị Shimizu đã làm gì?
20.家に帰ってきたあと、清水さんはベトナム語を勉強しましたか
Sau khi về nhà, chị Shimizu đã học tiếng Việt phải không?
21.家に帰ってきたあと、清水さんは英語を勉強しましたか?
などなどです。
Sau khi về nhà, chị Shimizu đã học tiếng Anh phải không?
...
Bạn nghĩ sao về các hội thoại dưới đây?
1.
先生: 携帯電話を取ってください
Teacher: Hãy cầm lấy điện thoại.
生徒: はい。
Student: Vâng.
先生: 渡してもらえますか?
Teacher: Anh/chị có thể đưa nó cho tôi không?
生徒: はい。
Student: Vâng.
2.
先生: 携帯電話を取ってください
Teacher: Hãy cầm lấy điện thoại.
生徒: すみません。「携帯電話を取ってください」ですね。
Student: Tôi xin lỗi. 「携帯電話を取ってください」phải không?
先生: はい。そうです。
Teacher: vậy.
生徒: わかりました。携帯電話を取ります。
Student: Tôi hiểu rồi. Tôi sẽ cầm lấy điện thoại.
先生: よいですね。ちゃんと理解できましたね。
Teacher: Rất tốt. Anh/chị hiểu (điều tôi nói) tốt đó.
生徒: ありがとうございます。先生のおかげです。
Student: Cảm ơn giáo viên. Nhờ có giáo viên chỉ dạy đó.
3.
先生: 携帯電話を取ってください
Teacher: Hãy cầm lấy điện thoại.
生徒: すみません。
もう一度 ゆっくりと 大きな声で言ってもらえますか?
Student: Xin lỗi. Làm ơn hãy nói chậm và to hơn một chút giúp tôi.
先生: はい。
携帯電話を取ってください
Teacher: À.
Hãy cầm lấy điện thoại
生徒: 携帯電話を取ってください」ですね。
Student: 携帯電話を取ってください」đúng không ạ?
先生: はい。そうです。
Teacher: Đúng vậy.
生徒: わかりました。携帯電話を取ります。
Student: Vâng. Tôi sẽ lấy cầm điện thoại.
先生: よいですね。ちゃんと理解できましたね。
Teacher: Tốt lắm. Anh/chị đã hiểu rất tốt những điều tôi nói.
生徒: ありがとうございます。先生のおかげです。
Student: Cảm ơn giáo viên. Nhờ có giáo viên chỉ dạy đó.
先生: 私に携帯電話を渡してください。
Teacher: Hãy đưa điện thoại cho tôi.
生徒: すみません。
もう一度 ゆっくりと 大きな声で言ってもらえますか?
Student: Xin lỗi thầy/cô. Thầy/cô hãy nói lại và nói chậm, to hơn một chút giúp em được không ạ?
先生: はい。
私に携帯電話を渡してください」
Teacher: À.
Hãy cầm điện thoại.”
生徒: 私に携帯電話を渡してください」ですね。
Student: "Hãy đưa điện thoại cho tôi" phải không ạ?
先生: はい。そうです。
Teacher: Đúng vậy.
生徒: わかりました。携帯電話を渡します。
Student: Vâng. Em sẽ đưa điện thoại cho thầy/cô.
先生: ありがとうございます。
Teacher: Cảm ơn em.
Tôi có thể tìm tài liệu để học tập ở đâu?
Nếu các bạn cần tài liệu, các hội thoại thiết thực trong đời sống hàng ngày, trong công việc…để học thì bạn chỉ cần chuyển sang mục「テスキト・教材・Tài liệu học tập」ở trang web này bạn sẽ có rất nhiều tài liệu để sử dụng.
テスキト・教材・Tài liệu học tập - tentativestv
ページ!
Nếu có điều gì đó chưa hiểu rõ, bạn cứ liên lạc với Tuân Tva để được giải thích chi tiết.